Ưu tiên vốn đầu tư cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, chưa mở rộng quốc lộ 20

Trong khi người dân kiến nghị mở rộng tuyến quốc lộ 20 nối Đồng Nai với Lâm Đồng thì Bộ GTVT cho biết, trong bối cảnh nguồn vốn hạn hẹp, sẽ ưu tiên tập trung đầu tư tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương song song với quốc lộ 20. Khi tuyến cao tốc này hoàn thành sẽ giảm tải cho quốc lộ 20.

Ưu tiên vốn đầu tư cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, chưa mở rộng quốc lộ 20 - CafeLand.Vn...

Quốc lộ 20 là tuyến giao thông huyết mạch nối Đồng Nai với Lâm Đồng

Bộ GTVT vừa có phần trả lời kiến nghị của cư tri tỉnh Đồng Nai về đề xuất mở rộng quốc lộ 20 vì tuyến này đã quá tải do lưu lượng phương tiện ngày càng cao.

Theo Bộ GTVT, theo quy hoạch mạng lưới đường bộ thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt thì quốc lộ 20 được quy hoạch đường cấp III, quy mô 02-04 làn xe.

Đồng thời trong giai đoạn này cũng đã quy hoạch tuyến cao tốc Dầu Giây – Liên Khương, chiều dài khoảng 220km, quy mô 04 làn xe song hành với Quốc lộ 20, trong đó bao gồm đoạn Dầu Giây – Tân Phú (60km) và Tân Phú – Bảo Lộc (67km).

Hiện nay tuyến cao tốc Tân Phú – Bảo Lộc đã được Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Lâm Đồng hoàn thiện Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi theo phương thức đối tác công-tư, trình Thủ tướng Chính phủ; theo đó thời gian dự kiến thực hiện trong giai đoạn 2022-2025.

Tuyến cao tốc Dầu Giây – Tân Phú (giai đoạn 1) đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công-tư, giao Bộ GTVT là cơ quan có thẩm quyền. Bộ GTVT sẽ tổ chức triển khai các thủ tục theo quy định pháp luật; phối hợp với UBND các địa phương phấn đấu khởi công Dự án trong năm 2023 và hoàn thành trong năm 2025.

Theo Bộ GTVT, trong điều kiện nguồn vốn ngân sách hạn hẹp, Bộ ưu tiên nguồn vốn để tập trung đầu tư các đoạn tuyến của cao tốc Giầu Dây – Liên Khương. Khi cao tốc này hoàn thành, sẽ giúp giảm tải lưu lượng cho quốc lộ 20 hiện nay. Đồng thời, tuyến cao tốc này không chỉ giải quyết bài toán giao thông mà còn có ý nghĩa thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội với hai địa phương Đồng Nai, Lâm Đồng và rộng hơn là cả khu vực Đông Nam Bộ và Tây Nguyên.

Tin tương tự
0 0 đánh giá
Bạn thấy bài viết thế nào ?
Theo dõi
Thông báo của
guest
0 Góp ý
Phản hồi nội tuyến
Xem tất cả bình luận